Truất quyền thừa kế đất đai và nhà ở

Pháp luật tôn trọng quyền lập di chúc, quyền chỉ định người thừa kế và truất quyền thừa kế đất đai và nhà ở của mỗi cá nhân. Như vậy người để lại di sản thừa kế có quyền truất quyền hưởng di sản của những người thuộc các hàng thừa kế theo pháp luật như : bố mẹ, anh chị em, con cái, cháu chắt, chút chít...

1. Thế nào là truất quyền thừa kế đất đai và nhà ở?

Pháp luật Việt Nam quy định rất rõ về quyền hạn của 1 cá nhân trong đó có quyền truất quyền thừa kế của bất cứ người thừa kế nào mà không cần phải thông qua một thủ tục pháp lý tại bất kỳ cơ quan nào. Việc truất quyền thừa kế thể hiện qua người lập di chúc ghi rõ trong trong văn bản phân chia di sản thừa kế là truất quyền thừa kế hoặc không cho hưởng di sản. Đối với di chúc miệng, người để lại di sản phải công khai tuyên bố tước quyền thừa kế trước những người thân của mình và phải có ít nhất 2 người không cùng huyết thống làm chứng.

Truất quyền thừa kế đất đai và nhà ở
Truất quyền thừa kế đất đai và nhà ở

Tuy nhiên nhiều người còn nhầm lẫn rằng người nào không được chỉ định thừa kế trong nội dung di chúc thì có nghĩa là họ đã bị người lập di chúc phế truất quyền thừa kế của mình. Vì vậy chúng ta cần phân biệt rõ hai nội dung này hoàn toàn không giống nhau. Bởi vì đối với người bị truất quyền thừa kế, khi bị truất quyền nghĩa là họ không còn quyền hưởng đất đai và nhà ở theo di chúc và theo pháp luật. Trường hợp người lập di chúc chỉ định người khác hưởng di sản, thì  người không được chỉ định trong di chúc ( nếu thuộc 1 trong 3 hàng thừa kế theo quy định của pháp luật) vẫn sẽ được quyền thừa kế theo pháp luật. 

Điều 669 BLDS 2005 quy định: "Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động".

Như vậy, căn cứ vào nội dung quy định trên pháp luật thừa kế vẫn tạo điều kiện cho những người có quan hệ gân gũi, huyết thống với người để lại di sản là đất đai và nhà ở khi họ bị truất quyền. Xét về tính nhân văn thì họ vẫn đáng được hưởng một phần di sản do người chết để lại.

2. Những trường hợp bị truất quyền thừa kế đất đai và nhà ở

Dưới đây là những trường hợp bị truất quyền thừa kế đất đai và nhà ở: 

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản;

–  Người có hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người lập di chúc;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm chiếm đoạt tài sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

–  Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;

– Người thực hiện giả mạo, sửa chữa di chúc, huỷ, che giấu di chúc nhằm hưởng di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên nếu người để lại di sản biết hành vi này và vẫn đồng ý cho họ hưởng di sản thì phải ghi rõ ràng trong di chúc.

3. Hình thức truất quyền thừa kế đất đai và nhà ở

Có các hình thức truất quyền thừa kế đất đai và nhà ở sau:

– Truất quyền trực tiếp: Theo cách này thì Người lập di chúc sẽ nêu rõ trong di chúc truất một cá nhân được quyền thừa kế di sản của mình.

– Truất quyền gián tiếp: Người lập di chúc sẽ định đoạt phần di sản không chỉ định một cá nhân nhất định để nhận di sản. Nghĩa là người được quyền thừa kế theo pháp luật không có tên trong di chúc.

Tùy vào ý chí, mong muốn của người để lại di sản mà có thể áp dụng các phương thức trên. Nếu có xảy ra tranh chấp tài sản và có người đòi quyền thừa kế thì pháp luật sẽ căn cứ vào nội dung di chúc mà người lập di chúc đã viết. Di chúc hợp pháp đồng nghĩa với việc truất quyền thừa kế là hợp pháp và không có bất kỳ cá nhân nào được phép tự ý thay đổi nội dung di chúc trừ người lập di chúc. Pháp luật cũng sẽ tôn trọng quyền truất quyền thừa kế của người để lại di sản. 

4. Tư vấn truất quyền thừa kế đất đai và nhà ở uy tín tại TPHCM

Nếu như quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về việc truất quyền thừa kế đất đai và nhà ở thì hãy nhanh tay liên hệ ngay đến Hotline: 0909 854 850. Hoặc trực tiếp đến địa chỉ 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh TPHCM. Tại đây, đội ngũ luật sư thừa kế giỏi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn. 

Dịch vụ tư vấn truất quyền thừa kế của DHLaw bao gồm:

– Tư vấn pháp luật về thừa kế;

– Xác định hàng thừa kế, nghĩa vụ của người được thừa kế;

– Tư vấn quy định truất quyền thừa kế;

– Tư vấn trình tự, cách thức truất quyền thừa kế;

– Tư vấn người thừa kế cách khởi kiện khi bị truất quyền thừa kế;

– Tư vấn hòa giải tranh chấp giữa người để lại di sản, những người đồng thừa kế với người bị tước quyền thừa kế.

Ngoài ra, DHLaw còn nhận tư vấn vấn thủ tục lập, soạn thảo di chúc, giải quyết tranh chấp thừa kế theo yêu cầu của khách hàng. Tư vấn các thủ tục khai nhận, từ chối nhận tài sản thừa kế. 

Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp, tuy nhiên các quy định trên chỉ mang tính chất tham khảo vì có thể đã hết hiệu lực pháp lý. Để được tư vấn luật thừa kế đất đai bạn hãy hãy liên hệ ngay đến chúng tôi khi cần, DHLaw cam kết hiệu quả – chanh chóng – uy tín – giá rẻ!

Bài viết liên quan:



Nhận xét

Bài đăng phổ biến